Nhiệt liệt hưởng ứng tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc (18/11-24/11/2022)

Tuần lễ truyền thông phòng, chống kháng thuốc (18/11 – 24/11), được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, thực hiện các biện pháp phòng, chống kháng thuốc trong cộng đồng, trong y tế. Đồng thời tạo động lực thúc đẩy cộng đồng và cán bộ y tế quan tâm, chia sẻ và cùng chung tay góp sức, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, giảm sự đề kháng của vi sinh vật gây bệnh, góp phần giảm gánh nặng về y tế, kinh tế, xã hội do kháng thuốc gây ra đối với con người.

Kháng thuốc là gì?

“Kháng thuốc” gọi đầy đủ hơn là “đề kháng kháng sinh” là tình trạng với liều dùng thông thường, kháng sinh bị lờn không có tác dụng gì đối với vi khuẩn mà trước đây nó tỏ ra rất hiệu quả.

Kháng thuốc và xu hướng gia tăng kháng thuốc đã và đang trở thành một nguy cơ lớn cho toàn thể nhân loại, là mối hiểm họa nhiều mặt đối với sự sống còn của loài người, đối với sức khỏe cộng đồng, đối với kinh tế – thương mại và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị kinh điển. Tại Việt Nam, kháng thuốc đang ngày càng trở nên nguy hiểm đối với sức khỏe người dân và cả nền kinh tế do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng và thiếu kiểm soát.

Việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị cho người bệnh nhưng nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn… sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt là kháng sinh để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng, làm tăng độ nặng của bệnh, thời gian nằm viện, chi phí chăm sóc y tế, nguy cơ tử vong cao.

Đề kháng kháng sinh là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu của sức khỏe nhân loại. Năm 2019  gần 5 triệu ca tử vong trên thế giới có liên quan kháng kháng sinh; 1,3 triệu ca tử vong do vi khuẩn gây ra. Ước tính đến năm 2050 trên toàn thế giới có tới 10 triệu người có thể chết vì đề kháng kháng sinh. Thế giới đang cạn kiệt nguồn kháng sinh.

Khẩu hiệu của tuần lễ nâng cao nhận thức về thuốc kháng sinh thế giới năm 2022 (WAAW) “Cùng nhau ngăn ngừa đề kháng kháng sinh”.

Nên làm gì để phòng chống kháng thuốc?

Tác giả: DSCKI. Trần Ngọc Loan – Khoa Dược. BVĐKKV Củ Chi

Tài liệu tham khảo:

  1. Antimicrobial Resistance Collaborators. (2022). Global burden of bacterial antimicrobial resistance in 2019: a systematic analysis. The Lancet; 399(10325):P629-655
  2. de Kraker, M. E., Stewardson, A. J., & Harbarth, S. (2016). Will 10 million people die a year due to antimicrobial resistance by 2050?. PLoS medicine, 13(11), e1002184.
  3. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/antibiotic-resistance

Nguồn Hình: internet

Website đang trong quá trình nâng cấp. Truy cập cc.bvdkkvcuchi.vn để xem phiên bản cũ.

X