Gan nhiễm mỡ là bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại, trong đó chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong điều trị bệnh. Thực đơn của người bệnh gan nhiễm mỡ cần được theo dõi sát sao để để kiểm soát và ngăn ngừa lượng mỡ trong gan.
Gan nhiễm mỡ là bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại, trong đó chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong điều trị bệnh. Thực đơn của người bệnh gan nhiễm mỡ cần được theo dõi sát sao để để kiểm soát và ngăn ngừa lượng mỡ trong gan.
Gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Ăn nhiều chất xơ
Tăng lượng chất xơ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol, điều này rất có lợi cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ.
Trái cây tươi và rau củ, các loại ngũ cốc, cháo bột yến mạch, các loại đậu và hạt đều là các thực phẩm chứa nhiều chất xơ mà người bị gan nhiễm mỡ có thể bổ sung vào thực đơn hằng ngày. Khẩu phần chất xơ mỗi người nên ăn là 240g trái cây và 300g rau xanh mỗi ngày.
Bổ sung vitamin, chất chống ôxy hóa
Vitamin, khoáng chất và chất chống ôxy hóa có nhiều trong rau củ quả, đặc biệt là các loại hữu cơ (organic). Chất chống ôxy hóa ngăn chặn tác động của quá trình ôxy hóa lên tế bào, giảm chất béo trung tính trong máu, vitamin còn giúp gan sản xuất glutathione, là chất quan trọng giúp gan giải độc cơ thể.
Những thực phẩm giàu vitamin và chất chống ôxy hóa như bông cải xanh, bông atiso, chuối, táo, cam, quýt, bưởi, mâm xôi, việt quất, óc chó, dâu tây, chocolate đen, anh đào…
Các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, E, giúp phục hồi và đỡ bị rối loạn chuyển hóa thêm nữa từ các bệnh lý của gan hay nhiễm mỡ của gan.
Ăn nhiều cá
Cá có hàm lượng chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, lại không chứa nhiều chất béo có hại như trong mỡ của động vật. Đặc biệt, trong cá còn chứa rất nhiều omega – 3 có tác dụng làm giảm nồng độ triglyceride trong máu (loại chất béo là thủ phạm chính gây nên bệnh gan nhiễm mỡ).
Người bệnh gan nhiễm mỡ nên bổ sung đạm từ cá để tốt cho sức khỏe.
Người bệnh gan nhiễm mỡ nên bổ sung đạm từ trứng, sữa, thịt, cá, các loại đậu đỗ… ngoài ra, cần hạn chế lipid, mỡ. Tuy nhiên không nên kiêng khem tuyệt đối mỡ vì chất dinh dưỡng nào cũng cần cho cơ thể. Cấu tạo cơ thể phải có mỡ để chuyển hóa các chất trong cơ thể, bình thường con người cần 1g lipid/1kg thể trọng.
Kiêng ăn gì để tốt cho gan?
Thực phẩm chứa chất béo
Những thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh gan nhiễm mỡ, vì vậy, người bị gan nhiễm mỡ nên tránh hoặc giảm đến mức tối thiểu việc tiêu thụ những loại thực phẩm này.
Người bị gan nhiễm mỡ không nên sử dụng mỡ động vật (lợn, bò, gà, vịt…), trừ mỡ cá mà thay thế bằng dầu thực vật để giảm gánh nặng cho gan. Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, các loại thịt chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, thịt hộp…
Thực phẩm nhiều tinh bột
Người đã bị gan nhiễm mỡ, trong chế độ ăn cần kiểm soát tốt lượng tinh bột nạp vào, nên ưu tiên các loại các loại tinh bột có nhiều chất xơ và có GI (chỉ số đường) thấp khác như gạo lứt, ngô, khoai.
Thực phẩm cay nóng
Các thức ăn, gia vị quá cay nóng như gừng, tỏi, ớt…. cũng nên hạn chế đối với người bệnh gan nhiễm mỡ. Chúng sẽ làm suy giảm chức năng gan khiến gan không thể bài tiết chất béo, làm chúng tồn đọng khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Hạn chế rượu bia
Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn với các loại thực phẩm trên, việc uống rượu bia, cho dù đó là ở mức độ vừa phải hay vượt quá giới hạn, đều sẽ dẫn đến sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Chất cồn trong bia rượu làm tăng tích lũy và giảm ly giải chất béo, gây mỡ hóa tế bào gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng bệnh gan nhiễm mỡ, mỗi người cần đi khám bệnh định kỳ để phát hiện kịp thời. Đồng thời, khi bị bệnh cần điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự động bỏ thuốc, thay thuốc hoặc thay liều lượng điều trị.
Ngoài ra, để cơ thể khỏe mạnh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể hàng ngày, có lối sống lành mạnh. Ăn đầy đủ, cân đối, đa dạng 4 nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất…
Bs. Hứa Thuỳ Dung – Khoa Dinh dưỡng tiết chế
Nguồn: Báo Sức khoẻ & đời sống