Mang thai là một trãi nghiệm kỳ diệu mà cũng là hành trình đầy gian nan, thử thách, đối với người mẹ. Trong thời gian này người mẹ sẽ có rất nhiều những thắc mắc về những gì đang diễn ra trong cơ thể mình mà đặc biệt là những thắc mắc về quá trình phát triển của đứa con đang dần hình thành bên trong cơ thể của mình. Chính điều này dẫn đến những lo lắng rất thường gặp ở các bà mẹ như liệu rằng cơ thể mình có đủ khỏe để mang con suốt chín tháng ? mình có đủ dưỡng chất để cung cấp cho con khỏe mạnh lúc ra đời ? rằng con mình có phát triển và hình thành đầy đủ các cơ quan không ?
Mang thai là một trãi nghiệm kỳ diệu mà cũng là hành trình đầy gian nan, thử thách, đối với người mẹ. Trong thời gian này người mẹ sẽ có rất nhiều những thắc mắc về những gì đang diễn ra trong cơ thể mình mà đặc biệt là những thắc mắc về quá trình phát triển của đứa con đang dần hình thành bên trong cơ thể của mình. Chính điều này dẫn đến những lo lắng rất thường gặp ở các bà mẹ như liệu rằng cơ thể mình có đủ khỏe để mang con suốt chín tháng ? mình có đủ dưỡng chất để cung cấp cho con khỏe mạnh lúc ra đời ? rằng con mình có phát triển và hình thành đầy đủ các cơ quan không ?
Và Để giải quyết phần nào những thắc mắc và lo lắng của các bà mẹ thì việc thăm khám thai và làm các xét nghiệm cần thiết trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ giúp phát hiện những bệnh lý bất thường ở mẹ hoặc thai nhi để có phương hướng giải quyết và điều trị kịp thời. Nếu thai phụ làm xét nghiệm muộn (sau 3 tháng đầu tiên của thai kỳ) thì kết quả sẽ không còn được chính xác nữa đồng thời cũng làm cho việc đưa ra phương hướng điều trị gặp nhiều khó khăn, trở ngại hơn vì làm xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ có thể giúp phát hiện những nguy cơ ở thai nhi như: hội chứng down, dị tật bẩm sinh…và phát hiện các bệnh Rubella, giang mai, HIV, viêm gan siêu vi B,… ở mẹ bầu.
Ở 3 tháng đầu của thai kỳ bà bầu cần làm những xét nghiệm gì?
Dưới đây là danh sách các xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ mà mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua
1. Xét nghiệm máu.
Mẹ bầu nên làm xét nghiệm này vào tuần thứ 10 của thai kỳ để biết được rằng mẹ có mang trong mình bệnh di truyền có thể lây qua đường máu không, từ đó có biện pháp phòng tránh lây nhiễm kịp thời. Bao gồm các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm nhóm máu:
Thông thường mỗi người có một nhóm máu khác nhau, việc làm xét nghiệm nhóm máu ở bà bầu là việc làm cần thiết và nên được thực hiện. Có 4 nhóm máu chính là A, B, AB, O. Ở mỗi nhóm máu này lại tiếp tục có sự phân loại dựa vào yếu tố Rh (1 loại protein đặc hiệu trên hồng cầu): nếu có Rh thì kí hiệu là Rh dương (+), nếu không có Rh thì ký hiệu là Rh âm (-). Như vậy sau khi xét nghiệm nhóm máu có thể cho ra những kết quả:
– Nhóm máu A+: có chứa kháng nguyên A và Rh.
– Nhóm máu A- : có chứa kháng nguyên A và không chứa Rh.
– Nhóm máu B+: có chứa kháng nguyên B và Rh.
Xét nghiệm máu là điều bắt buộc khi mang thai 3 tháng đầu
– Nhóm máu B- : có chứa kháng nguyên B và không chứa Rh.
– Nhóm máu AB+: có chứa kháng nguyên A, B và Rh.
– Nhóm máu AB- : có chứa kháng nguyên A, B và không chứa Rh.
– Nhóm máu O+: không chứa kháng nguyên A hoặc B và có chứa Rh.
– Nhóm máu O-: không chứa kháng nguyên A, B hoặc Rh.
Nếu kết quả là Rh âm (-) ở người mẹ và Rh dương (+) ở người bố thì đứa con sinh ra từ cặp vợ chồng này có nguy cơ mắc bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh cao hơn cả.
- Xét nghiệm công thức máu:
Xét nghiệm công thức máu có thể xác định được những vấn đề ở phụ nữ mang thai như:
- Xác định số lượng hồng cầu: chẩn đoán được người mẹ có bị thiếu máu hay không.
- Xác định số lượng bạch cầu: biết được thai phụ có đang mắc bệnh nhiễm trùng nào không.
- Xác định số lượng tiểu cầu: biết được khả năng đông máu của người mẹ.
Những chỉ số này có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp bác sĩ có những lời khuyên chính xác nhất cho kế hoạch chăm sóc sức khỏe của bà bầu trong thai kỳ và sự chuẩn bị cho quá trình sinh nở chuẩn bị diễn ra.
2. Xét nghiệm nước tiểu.
Đây là một loại xét nghiệm mà bà bầu tuyệt đối không được bỏ qua trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Bởi xét nghiệm này có thể giúp phát hiện sớm bệnh đái tháo đường thai kỳ để từ đó có những điều chỉnh kịp thời về chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng như phương hướng điều trị.
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ ở bà bầu
3. Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm.
Mục đích chính của xét nghiệm này là để phát hiện những bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con như: HIV, bệnh giang mai, bệnh lậu, viêm gan B, Chlamydia, …
Bởi vì khi một đứa trẻ sinh ra từ người mẹ mắc những bệnh này qua đường sinh thường thì có khả năng cao bị lây nhiễm từ mẹ qua dịch âm đạo, máu huyết,….
Xét nghiệm Rubella IgM và IgG.
Xét nghiệm này có thể giúp phát hiện ra kháng thể Rubella IgM và IgG ở bà bầu. Nếu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, người mẹ bị nhiễm Rubella thì thai nhi cũng có nguy cơ cao mắc Rubella bẩm sinh và khi sinh ra sẽ có nguy cơ mắc một số khuyết tật như: mù, điếc, tật não nhỏ, bị bệnh tim bẩm sinh. Do vậy việc làm xét nghiệm Rubella là vô cùng quan trọng, có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
4. Xét nghiệm Double Test.
Đây là xét nghiệm không xâm lấn, giúp sàng lọc và phát hiện nguy cơ mắc bệnh Down, 3 nhiễm sắc thể 13 (Trisomy 13) hoặc 18 (Trisomy 18) ở thai nhi thông qua kết quả đo độ mờ da gáy khi siêu âm và xét nghiệm máu của người mẹ. Nếu phát hiện có nguy cơ dị tật bẩm sinh thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết nhung mao màng đệm nhau thai.
Khoa Sản – Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc và tư vấn cho bà mẹ mang thai về tất cả các vấn đề liên quan tới thai kỳ và sức khỏe sinh sản.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: (028) 3 8920583 – 205
Website: bvdkkvcuchi.vn
BS.CK2. Huỳnh Chương
(Tham khảo: Phác đồ Sản phụ khoa BV Từ Dũ năm 2019)