KHI MẮC BỆNH HAY TIẾP XÚC GẦN NGƯỜI MẮC BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ?

Bệnh Đậu mùa khỉ (monkeypox) là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

Bệnh Đậu mùa khỉ không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh Đậu mùa khỉ. Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh Đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Đến ngày 03/10/2022, Việt Nam đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh Đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh.

Đậu mùa khỉ

 

Khi có các triệu chứng trên cần hạn chế tiếp xúc với người khác đồng thời thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được lấy mẫu xét nghiệm, điều trị và cách ly kịp thời.

Trường hợp người tiếp xúc gần phải tự theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối, nên đo thân nhiệt 2 lần/ ngày. Trong thời gian theo dõi hạn chế tiếp xúc người khác đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ em, người suy giảm miễn dịch.

(Người tiếp xúc gần là người:

– Có tiếp xúc trong vòng 1,4m với người bệnh trong khoảng thời gian từ khi người bệnh khởi phát triệu chứng đầu tiên đến khi người bệnh được cách ly y tế hoặc đến khi người bệnh khỏi bệnh (các ban đã khô cứng và bong vẩy).

– Tiếp xúc cơ thể trực tiếp với người bệnh bao gồm các tiếp xúc da kề da với người bệnh (như sờ, chạm, ôm hôn,…) và quan hệ tình dục.

– Phơi nhiễm trực tiếp gần với người bệnh:

+ Nhân viên y tế không sử dụng trang phục phòng hộ (PPE) thích hợp khi trực tiếp thăm khám, chăm sóc, điều trị người bệnh mắc bệnh đậu mùa khỉ.

+ Người cùng làm việc trong khoảng cách gần hoặc ở cùng phòng làm việc, với không gian kín hoặc thông khí kém.

+ Người sống trong cùng nơi ở/ nơi sinh hoạt.

– Tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng sinh hoạt/làm việc của người bệnh Đậu mùa khỉ: quần áo, chăn, chiếu, gối, …

– Một số tình huống tiếp xúc/phơi nhiễm đặc biệt khác do cán bộ dịch tễ trực tiếp điều tra xác định, bao gồm cả phơi nhiễm trong phòng xét nghiệm).

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

– Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc hoặc nghi mắc bệnh Đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

– Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

– Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc gần với người khác, bao gồm cả quan hệ tình dục.

– Người đến các quốc gia/vùng lãnh thổ có lưu hành dịch bệnh Đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

– Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

– Nhân viên y tế chăm sóc, điều trị cho người bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh Đậu mùa khỉ cần sử dụng trang phục phòng hộ (PPE) thích hợp.

 

Hồng Vân – phòng QLCL

Tài liệu tham khảo:

Quyết định số 2265/QĐ-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2022 về việc ban hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ.

Trang Wedsite Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh TP.HCM.

Hình Đậu mùa khỉ nguồn trang wedsite Bệnh Viện Nhân Dân 115.

Website đang trong quá trình nâng cấp. Truy cập cc.bvdkkvcuchi.vn để xem phiên bản cũ.

X