DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Trước tình hình số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) không ngừng tăng cao, mọi người cần chú ý đến tình trạng sức khoẻ của bản thân và gia đình để nhận biết khi bị mắc bệnh SXH và đến bệnh viện điều trị kịp thời.
Trước tình hình số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) không ngừng tăng cao, mọi người cần chú ý đến tình trạng sức khoẻ của bản thân và gia đình để nhận biết khi bị mắc bệnh SXH và đến bệnh viện điều trị kịp thời.
Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ bị bệnh nặng, giúp người bệnh nhanh hồi phục hơn, bởi lẽ khi sức đề kháng kém thì bệnh sẽ nặng hơn, sợ nhất là gây sốc cho bệnh nhân
Mọi người cần lưu ý những đặc điểm dinh dưỡng sau:
1. Điểm quan trọng cần chú ý là BÙ NƯỚC
Do đặc điểm của bệnh SXH là bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi nên ăn uống sẽ kém đi. Đặc biệt, trong SXH sợ nhất là tình trạng sốc, thoát huyết tương ra ngoài gây tình trạng cô đặc máu cho nên trong chế độ ăn uống cho người SXH quan trọng nhất là bù nước, điện giải.
Bên cạnh nước lọc nên cho người bệnh uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn.
Đối với trẻ em bị sốt xuất huyết mà đang trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ.
2. Đầy đủ các chất dinh dưỡng
– Dinh dưỡng cần cân đối, đa dạng, đủ nhu cầu hằng ngày
– Đạm: trong giai đoạn này, nhu cầu đạm sẽ cao hơn bình thường nhưng khả năng ăn uống không đáp ứng được. Do đó, cần ưu tiên sử dụng thực phẩm đạm có giá trị sinh học cao từ trứng, sữa, thịt, cá
– Đường: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, tăng tỉ lệ đường đơn, đôi (Ngoài cơm, cháo có thể bổ sung thêm nước đường, nước trái cây).
– Lipid: cần kiêng những loại thức ăn nhiều mỡ béo, các thực phẩm xào rán, có gia vị chua cay vì chúng thường gây khó tiêu
– Đủ nước, giàu sinh tố và muối khoáng: nước trái cây, rau quả.
3. Chế độ ăn:
– Bữa ăn: Chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày (trẻ em: 6-8 bữa/ngày, người lớn 4- 6 bữa/ngày)
– Thực phẩm: Mềm, lỏng, nhiều nước như sữa, bột, cháo… cần tăng dần năng lượng bằng cháo thịt, súp, sữa chua, mì, phở, cơm mềm có canh tùy theo nhu cầu ăn uống của người bệnh..
– Khuyến khích người bệnh ăn nhiều bằng những món ăn hấp dẫn hơn là ép ăn những gì họ không thích. Uu tiên các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt …
– Khi người bệnh đã hết sốt và khỏi bệnh thì nên cho ăn uống bình thường và cho ăn bù để bổ sung chất dinh dưỡng trong thời gian bị ốm để hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng sau này.
4. Người bệnh SXH nên kiêng ăn gì không?
– Người bệnh SXH cần hạn chế ăn kiêng nhưng cũng cần lưu ý hạn chế ăn những loại thức ăn quá cứng, khó nuốt, thức nhiều dầu mỡ, ăn đồ chua cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt… vì chúng dễ gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến khả năng hồi phục.
– Người bệnh cũng nên không nên uống rượu, cà phê, các loại soda và ngừng hút thuốc khi đang bị bệnh.
– Ngoài ra, trong suốt giai đoạn bị bệnh, người bệnh nên kiêng ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen như tiết (lợn, bò, gà…), củ dền, sô-cô-la…  vì những thực phẩm này dễ gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa khi người bệnh bị nôn mửa.
Bs. Hứa Thùy Dung

Khoa Dinh Dưỡng Tiết Chế – BVĐKVCC

Website đang trong quá trình nâng cấp. Truy cập cc.bvdkkvcuchi.vn để xem phiên bản cũ.

X